Lợi ích sức khỏe khi ăn quả cả vỏ

Nguồn hóa chất thực vật

Những màu sắc ở vỏ quả chính là nguồn hóa chất thực vật tuyệt vời cho cơ thể. Ăn nhiều quả cả vỏ giúp cân bằng những dưỡng chất này nguyên vẹn trong cơ thể.

Nguồn chất chống oxy hóa

Quả việt quất, quất vàng…là một số loại quả mà vỏ giàu chất chống oxy hóa như tannin, anthocyanin, catechin vv… trong khi vỏ quả màu vàng có xanthin, lutein vv…Cơ thể bạn cần những chất chống oxy hóa này để làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa sớm và giảm sự phát triển tế bào tự do.

Nhiều chất xơ

Vỏ quả chứa chất xơ không hòa tan, là giải pháp tốt nhất cho những rối loạn liên quan tới táo bón. Một số loại quả như táo chứa pectin giúp kiểm soát cholesterol và cũng giúp cân bằng lượng đường huyết.

Kiểm soát hấp thu calo

Nếu bạn muốn giảm cân, bạn nên ăn nhiều trái cây, nhất là trái cây cả vỏ. Vỏ quả chứa nhiều chất xơ không hòa tan, không chỉ giúp giảm táo bón mà còn giảm hấp thu calo.

Nguồn khoáng chất và vitamin

Có nhiều loại vỏ quả chứa lượng đáng kể khoáng chất và vitamin. Trong quả ổi và các loại quả họ cam quýt như cam có chứa nhiều vitamin C, sắt và kali.

Chữa bệnh hen

Một nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng vỏ quả lạc tiên có tác dụng giãn phế quản và do đó, có thể làm giảm triệu chứng hen suyễn nhờ loại bỏ cơn co thắt phế quản từ đường hô hấp. Không chỉ vậy, nó cũng giúp làm giảm triệu chứng ho liên tục do hen.

Thuốc tự nhiên trị bệnh Alzheimer

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh Alzheimer. Vỏ quả nho chứa resveratrol, một hóa chất thực vật không chỉ có lợi cho bệnh nhân Alzheimer mà giúp phòng ngừa ung thư và bệnh tim.

Giảm viêm

Cùng với việc cung cấp vitamin A và C, vỏ quả đào cũng chứa một chất chống oxy hóa đặc biệt giúp làm giảm viêm.

BS Cẩm Tú/univadis

(Theo Boldsky)

Lý do nên ăn táo xanh thường xuyên

1.Cải thiện sức khỏe phổi

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn táo xanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ bệnh hen vì nó rất giàu flavonoid. Các nhà nghiên cứu cho rằng flavonoid có liên quan tới giảm nguy cơ bệnh hen. Mặt khác, táo xanh cũng được quan sát thấy là làm giảm 21% nguy cơ bệnh phổi ở phụ nữ.

2. Phòng ngừa cục máu đông

Táo xanh chứa thành phần hóa chất rutin có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Đó là do rutin có thể ức chế loại enzyme tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông. Các nhà nghiên cứu cho biết tác dụng này có thể giúp chống lại bệnh tim và đột quỵ. Uống nước ép táo xanh hoặc ăn cả quả sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn.

3.Tăng cường sự trao đổi chất

Táo xanh rất tốt cho tiêu hóa vì chứa nhiều chất xơ. Nó giúp phòng ngừa đầy hơi và cũng loại bỏ các độc tố ra khỏi dạ dày. Điều này sẽ giúp cải thiện sự trao đổi chất. Ngoải ra, táo xanh cũng là bữa nhẹ tuyệt vời vì làm giảm cảm giác thèm đường và cảm giác đói.

4. Cải thiện sức khỏe xương và phòng ngừa loãng xương

Phụ nữ đặc biệt được hưởng lợi từ việc ăn táo xanh vì nó chứa nhiều kali, vitamin K và canxi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin K giúp phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ và cải thiện sức khỏe xương nói chung.

5. Chống lão hóa da sớm

Táo xanh là nguồn vitamin C, vitamin A và chất chống oxy hóa phong phú. Điều này giúp nó có tác dụng chống lại các dấu hiệu lão hóa da và giúp bạn duy trì sự trẻ trung, khỏe mạnh.

6. Duy trì thị lực tốt

Táo xanh là một cách tuyệt vời để bảo vệ thị lực một cách tự nhiên. Vì có chứa vitamin A, nó có thể duy trì và bảo vệ thị lực của bạn.

7. Tốt cho bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy thay thế những quả táo đỏ bằng táo xanh. Các bác sĩ cho biets táo xanh chứa ít đường và nhiều chất xơ hơn so với táo đó và được cho là giảm nguy cơ tiểu đường týp 2. Nhớ là không gọt vỏ táo xanh để tận dụng hết những lợi ích của nó.

8. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Nhờ sử dụng táo xanh và những thực phẩm giàu flavonoid khác, bạn có thể giảm 35% nguy cơ bệnh tim mạch. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng phụ nữ chỉ đơn giản bằng việc ăn táo đỏ và táo xanh là có thể giảm 13-22% nguy cơ bệnh tim. Đó là vì loại quả này cũng có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Suy dinh dưỡng tiếp tục đe dọa sức khỏe trẻ em khắp thế giới

Trẻ em suy dinh dưỡng chưa giảm như mong muốn

Các quốc gia đã cam kết, đến năm 2025 giảm 40% số trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tuy nhiên, đến nay các quốc gia chưa đạt được tiến bộ như mong muốn. Ước tính đến năm 2030, trên thế giới vẫn có khoảng 129 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi và đây tiếp tục là một gánh nặng về sức khỏe với các quốc gia.

Việc giảm suy dinh dưỡng đặc biệt khó khăn trong các nhóm trẻ chịu thiệt thòi như trẻ em nghèo, thuộc các cộng đồng nhập cư và bị phân biệt đối xử. Dữ liệu nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cho thấy trung bình trẻ em nông thôn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi cao gấp 1,37 lần so với trẻ em thành phố.

Xu hướng trẻ thừa cân cũng đang gia tăng

Song song với tình trạng suy dinh dưỡng, xu hướng trẻ em thừa cân cũng gia tăng trên khắp thế giới. Hiện có khoảng 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân, tăng 10 triệu em so với cách đây 20 năm. Đây là một xu hướng đáng lo ngại và là một thách thức lớn đối với sức khoẻ trẻ em.

Những nỗ lực của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em ở Việt Nam trong giảm suy dinh dưỡng

Tại Việt Nam, hiện có khoảng cách lớn về dinh dưỡng giữa trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em người Kinh. Theo một khảo sát của Đại học Oxford của Anh thực hiện năm 2013 tại Việt Nam, khoảng 52% trẻ em dân tộc thiểu số 5 đến 12 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, trong khi tỷ lệ này ở trẻ người Kinh là 14%. Chưa đến 10% trẻ em dân tộc thiểu số được dùng các sản phẩm từ sữa, so với tỷ lệ 54% ở trẻ em người Kinh. Cũng theo khảo sát này, có 36% trẻ em dân tộc không được sử dụng nước sạch.

Trong những năm qua, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tổ chức đã phối hợp với các đối tác trong nước tập huấn cho cán bộ y tế, xây dựng hướng dẫn về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và các gia đình về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời. Các chương trình của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hướng tới tăng cường chất lượng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng cho bà mẹ và trẻ em, thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Bên cạnh các hoạt động này, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em khuyến nghị Chính phủ đảm bảo sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền và nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số, cũng như xây dựng chương trình dinh dưỡng với nội dung sát với tình hình địa phương nhằm giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em là tổ chức độc lập lớn nhất thế giới hoạt động về quyền trẻ em. Hiện chúng tôi hoạt động trong các lĩnh vực Bảo vệ Trẻ em, Quyền Trẻ em, Giáo dục, Sức khỏe và Dinh dưỡng, và Giảm Nghèo ở Trẻ em. Tại Việt Nam, tính riêng trong 10 năm qua, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã giúp 4 triệu trẻ em có một khởi đầu khỏe mạnh, được tiếp cận giáo dục tốt hơn, và giúp các em tránh nguy cơ bạo lực, bị xao nhãng, bị lạm dụng và bóc lột.

Thu Hương

Ăn nhẹ một cách khoa học giúp đảm bảo sức khỏe

do-an-nhe-khon-ngoan-tot-cho-suc-khoe

Đó là một ý tưởng tuyệt vời để lựa chọn đồ ăn nhẹ một cách khôn ngoan đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm dường như có giá trị dinh dưỡng tốt nhưng bị che lấp tác dụng do khâu chế biến. Ví dụ, bánh nướng xốp và ngũ cốc có thể được đóng gói với các chất béo không lành mạnh và cho thêm đường. Ngay cả thực phẩm "chất béo" thường chứa thêm nhiều muối và đường.

Dưới đây là các lời khuyên cho việc ăn nhẹ đảm bảo sức khỏe:

Thực phẩm nguyên hạt: Đồ ăn nhẹ ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp cho bạn một số năng lượng. Hãy thử một số bánh quy ít muối với ngũ cốc nguyên hạt hoặc chip tortilla, hoặc khẩu phần ngũ cốc chứa nhiều chất xơ.

Bữa ăn sáng điểm tâm: Nhiều loại thực phẩm ăn sáng có thể được thêm thắt như một món ăn bổ dưỡng. Một lát bánh mì nướng với ngũ cốc nguyên hạt với mức đường thấp chẳng hạn. Yến mạch cán nhỏ chứa ít đường tạo thành một món ăn nhanh.

Hãy thử một kết hợp "cao-thấp": Kết hợp một số lượng nhỏ của một chất béo lành mạnh, giống như bơ đậu phộng, với một số lượng lớn của thức ăn nhẹ, giống như các lát táo hoặc các que cần tây.

Các loại hạt: Các loại hạt không muối và hạt cung cấp cho món ăn nhẹ tuyệt vời. Hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt bí ngô rang, hạt điều, hạt dẻ, trái phỉ và các loại hạt và hạt khác chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi và khả năng để lại cho bạn cảm giác vừa đủ (không giống như khoai tây chiên hay bánh quy).

Hãy thử kết hợp một vài loại hạt (protein và chất béo) và một số nho (carbohydrate). Hoặc thử một số bánh ngũ cốc nguyên hạt (carbohydrate) với một số pho mát ít béo (protein và chất béo). Những đồ ăn nhẹ có xu hướng làm cho bạn cảm thấy hài lòng.

Không ăn bữa ăn nhẹ của bạn trong khi làm một cái gì đó khác như lướt mạng, xem ti vi, hoặc đang làm việc tại bàn của bạn. Thay vào đó, hãy dừng lại những gì bạn đang làm một vài phút và dùng bữa ăn nhẹ của bạn như bạn đang dùng một bữa ăn nhỏ.

Mang theo bên mình một số thức ăn nhẹ, để trong xách đi làm, có thể giải quyết một bữa ăn nhẹ tiện ích, không mất thời gian và không cần di chuyển đến một tiệm ăn hay nhà hàng nào cả.

Vai trò ăn nhẹ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta, ăn nhẹ đúng cách khôn ngoan giúp bù đắp năng lượng hao hụt trong ngày ngoài các bữa ăn chính, ăn nhẹ khôn ngoan còn giúp kiểm soát tốt cân nặng, ổn định đường máu, hạn chế cảm giác thèm ăn, giảm mức cholesterol máu. Ăn nhẹ còn là một thú ẩm thực trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

hanh-nhan-la-do-an-nhe-ua-thich-cua-Tong-thong-Obama

Hạnh nhân là món ăn vặt ưa thích của Tổng thống Obama

Một ví dụ về thói quen “ăn nhẹ” lành mạnh của Tổng thống Mỹ Obama là ông Obama không sử dụng chất caffeine để giữ tỉnh táo. Ông hiếm khi uống cà phê hay trà. Ông thường có một chai nước lọc đặt bên cạnh để giải khát. Bạn bè của Obama tâm sự đồ ăn vặt buổi tối duy nhất của ông là 7 hạt hạnh nhân rang muối.

Theo hướng dẫn dinh dưỡng trên, ở Việt Nam, đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe giàu chất xơ với ngũ cốc nguyên hạt có thể là một bắp ngô luộc, vài củ khoai lang luộc hoặc khoai lang nướng, một quả chuối hoặc các loại hoa quả theo mùa khác, lạc luộc hay hạt bí rang. Bạn hoàn toàn có thể ăn bổ sung trong các bữa phụ mỗi khi đói hoặc có thể ăn khi đang tán gẫu cùng bạn bè. Ăn vặt khôn ngoan như vậy có thể giúp bạn bổ sung năng lượng, tạo bầu không khí vui vẻ và cung cấp những dưỡng chất tốt cho cơ thể.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

Vai trò của phospho trong chế độ dinh dưỡng

Phospho là gì và nó có vai trò quan trọng như thế nào

Phospho là khoáng chất có hàm lượng cao thứ hai trong cơ thể con người (đứng đầu là canxi). Cơ thể cần phospho để thực hiện nhiều chức năng quan trọng như lọc các chất cặn bã, sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thương…

Hầu hết mọi người đều nạp lượng phospho cần thiết cho nhu cầu sử dụng hàng ngày thông qua chế độ ăn. Trên thực tế, phospho là nguyên tố rất ít khi bị thiếu hụt trong cơ thể. Các bệnh nhân mắc các bệnh thận hay ăn quá nhiều phospho và không cung cấp đủ canxi cho cơ thể có thể dẫn tới dư thừa phospho.

Tuy nhiên, một số vấn đề về sức khỏe như mắc bệnh tiểu đường hay nghiện rượu nặng hoặc sử dụng một số thuốc như thuốc kháng acid có thể khiến lượng phospho trong cơ thể bị suy giảm đáng kể.

Nồng độ phospho quá cao hay quá thấp đều có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đau khớp hay suy nhược cơ thể.

Chức năng của phospho

Cũng giống như canxi, cơ thể cần phospho để xây dựng nên hệ xương chắc và khỏe, để tạo ra năng lượng và tăng cường sức mạnh của cơ bắp.

Ngoài ra, phospho còn tham gia vào một số chức năng như:

Loại bỏ các chất cặn bã tại thậnTham gia vào quá trình dự trữ và sử dụng năng lượng của cơ thểKích thích sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thươngTham gia tổng hợp DNA và RNACân bằng và sử dụng các loại vitamin như vitamin B và D cũng như các khoáng chất như iod, magie và kẽmTham gia vào quá trình co cơĐiều hòa nhịp timTạo điều kiện thuận lợi cho sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinhGiảm đau cơ sau luyện tập

Các thực phẩm giàu phospho

Hầu hết các loại thực phẩm đều có chứa phospho. Những thực phẩm giàu protein cũng là nguồn cung cấp lượng phospho dồi dào, bao gồm:

Thịt gia súc và gia cầmCáSữa và các sản phẩm từ sữaTrứngCác loại hạt và quả hạchCác loại đậu

Khi chế độ dinh dưỡng của bạn đã có đủ cả canxi và protein thì cũng cung cấp đủ lượng phospho khuyến nghị. Nguyên nhân là do nhiều loại thực phẩm giàu canxi thì cũng có chứa hàm lượng phospho khá cao.

Một số loại thực phẩm không chứa protein nhưng cũng chứa nhiều phospho như:

Các loại hạt nguyên cámKhoai tâyTỏiHoa quả sấy khôCác loại đồ uống có ga (acid phosphoic được sử dụng để sản xuất nước có ga)

Các loại bánh mỳ và ngũ cốc nguyên cám có chứa hàm lượng phospho cao hơn những loại bánh mỳ làm bằng bột mỳ trắng. Tuy nhiên, cơ thể người không thể hấp thu hoàn toàn lượng phospho trong toàn bộ các loại thực phẩm.

Phô mai rất giàu phospho

Cơ thể cần bao nhiêu phospho

Lượng phospho khuyến nghị đối với mỗi người phụ thuộc vào lứa tuổi.

Người lớn cần ít phospho hơn trẻ từ 9-18 tuổi nhưng cần nhiều hơn so với trẻ em dưới 8 tuổi.

Viện Linus Pauling đã đưa ra bảng nhu cầu khuyến nghị đối với lượng phospho tiêu thụ hàng ngày như sau:

Người lớn (trên 19 tuổi): 700 mgTrẻ em (9-18 tuổi): 1250 mgTrẻ em (4-8 tuổi): 500 mgTrẻ em (1-3 tuổi): 460 mgTrẻ em (7-12 tháng tuổi): 275 mgTrẻ em (0-6 tháng tuổi): 100 mg

Hiện nay tỷ lệ thiếu phospho là rất ít, hầu hết mọi người đều có thể bổ sung đủ lượng phospho cần thiết thông qua chế độ ăn.

Nguy cơ của thừa phospho

Quá nhiều phospho có thể gây ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, xơ cứng các cơ quan và mô mềm.

Thừa phospho còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các khoáng chất khác của cơ thể như sắt, canxi, magie và kẽm. Phospho còn có thể kết hợp với canxi gây tích lũy các khoáng chất trong các bó cơ. Trường hợp tăng phospho huyết rất hiếm, thường thì chỉ xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh thận hay gặp phải các vấn đề về khả năng điều hòa canxi trong cơ thể.

Nguy cơ gặp phải nếu thiếu phospho

Một số loại thuốc có thể làm hạ nồng độ phospho trong cơ thể bao gồm:

InsulinCác chất ức chế men chuyển angiotensinThuốc kháng acidThuốc chống động kinh

Các triệu chứng của hạ phospho huyết:

Đau cơ, xươngMất vị giácLo lắng, kích thíchMệt mỏiChậm phát triển xương ở trẻ em

Do vậy, nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này, hãy trao đổi với bác sỹ về việc tăng cường ăn những thực phẩm giàu phospho hay sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung phospho.

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn-Viện Ứng dụng Y học Việt Nam

Bồi đắp vết mổ bằng dinh dưỡng

Ăn thực phẩm nào?

Trên nền tảng đó, chúng tôi khuyên các bạn nên lựa chọn các thực phẩm sau.

Trước hết về thịt, chúng tôi khuyên nên chọn thịt bò, thịt gà và thịt lợn thăn. Đây là 3 loại thịt giàu đạm bậc nhất trong số các loại thịt dễ kiếm và phổ thông trên thị trường. Bạn đừng nên chú ý quá nhiều vào thịt ngan, ngỗng, vịt, cá, ốc, hến bởi những loại thịt này có độ đạm không cao.

Người ta đưa ra những cảnh báo thịt đỏ, trong đó có thịt bò, thịt lợn thăn, gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe như ung thư, các bệnh chuyển hóa. Song đó là về dinh dưỡng dự phòng ở những người thừa cân, béo phì. Trong dinh dưỡng điều trị, cơ thể người vừa được mổ xong đang bị hao hụt dinh dưỡng cho vết mổ, việc bổ sung dinh dưỡng trọng điểm là việc rất cần thiết. Bạn hãy yên tâm lựa chọn những loại thịt này mà chưa cần lo tới nguy cơ này, nguy cơ khác.

Một số người cũng khuyên nên chọn cá như một số loại cá nước ngọt, cá nước mặn. Điều đó đúng. Bởi cá giàu đạm đơn phân, dễ hấp thu, ít chất béo, đa phần lại là chất béo chưa no. Song đánh giá trên tổng số, lượng đạm của cá thua thịt. Loại đạm mà cá cung cấp cũng không hữu dụng như thịt. Mặt khác, sau khi mổ, cơ thể người bệnh đang rất yếu ớt và nhạy cảm, đường tiêu hóa chưa ổn định. Trong khi đó, cá lại là thực phẩm dễ gây tiêu chảy. Cho nên, chúng tôi không khuyên chọn cá trong chế độ ăn. Trứng cũng cùng một nhóm tương tự như cá và chúng tôi không khuyên sử dụng trứng trong những ngày đầu. Nếu bạn muốn sử dụng cá và trứng, bạn cần phải đợi đến giai đoạn hồi phục.

Một số thực phẩm đáng dùng khác trong nhóm thực phẩm động vật đó là sườn lợn, chân giò bởi chúng rất giàu đạm đặc hữu với collagen, sẽ hữu ích cho vấn đề liền vết thương.

Trong nhóm củ, chúng tôi đặc biệt khuyên dùng khoai tây, nhất là khoai tây có xuất xứ từ Việt Nam. Bởi khoai tây rất giàu tinh bột, loại tinh bột hữu dụng, vốn cần thiết cho người đang liền vết mổ. Ước chừng năng lượng tinh bột trong khoai tây chiếm khoảng 70 - 75% tổng giá trị năng lượng của nó. Khoai tây lại là loại củ có hàm lượng protein cao (3% lượng protein trong 1 củ khoai tây). Tuy lượng protein thực vật không cao cấp như động vật song nó cũng góp phần làm giàu thêm loại chất vốn có vai trò số 1 trong liền sẹo. Khoai tây lại chứa nhiều sắt, vốn để bổ sung thêm máu hậu phẫu thuật. Bàn về khía cạnh các chất dinh dưỡng trọng điểm cho liền vết thương, khoai tây đều có đủ cả, trong đó có vitamin A, vitamin C, vitamin B1, axít Pantothenic và kẽm. Khoai tây khi nấu lại tạo ra độ sánh nhất định. Do đó, sẽ rất lý tưởng nếu bạn có ý định sử dụng khoai tây làm món súp trong ngày đầu tiên.

Trong các thực phẩm thực vật, chúng tôi khuyên bạn nên chọn nấm, cà rốt, giá đỗ, rau ngót, rau dền đỏ, rau muống. Tại sao lại chọn các thực phẩm này? Nấm là loại thực phẩm thực vật giàu đạm bậc nhất. Chúng lại khá an toàn, mềm, dễ tiêu. Rất hữu ích với người sau mổ. Cà rốt giàu vitamin A dạng tiền chất. Giá đỗ giàu enzym amylase dễ dàng thủy phân tinh bột thành dạng đơn phân và người bệnh chỉ việc ăn và hấp thu. Rau ngót vừa lành tính, vừa giàu vitamin A, thêm chút xíu protein, nhiều vitamin B. Rau dền đỏ giàu sắt hữu cơ, nhiều vitamin B. Rau muống giàu đậm độ vitamin B, đặc biệt giàu kích thích tố phát triển giúp tăng sinh mô sẹo. Như vậy, chọn chúng sẽ không sai.

Trong các thực phẩm hoa quả, chúng tôi khuyên nên chọn dưa hấu, đủ đủ, xoài, cam vì những vi chất cần cho liền sẹo có rất nhiều trong các loại hoa quả này.

Sữa là một thực phẩm bổ sung rất đáng ghi vào bảng vàng. Bởi sự đa dạng dinh dưỡng trong sữa, sự cân bằng các chất tới mức ưu thế của nó. Các chất dinh dưỡng lại ở dạng hòa tan dễ hấp thu. Thế nên, ngoài chế độ ăn chính, bạn nên chọn bổ sung sữa. Bạn nên chọn loại sữa giàu đạm, nếu không có điều kiện, bạn có thể chọn các loại sữa thông thường, nhưng nên chọn sữa bột thay vì chọn sữa tươi bởi đậm độ dinh dưỡng của sữa bột cao hơn sữa tươi. Bạn không nên chọn ngũ cốc, bột thực phẩm chức năng thay thế sữa dù giá có rẻ hơn vì hiệu quả dinh dưỡng thu được không đáng là bao.

Mọi thứ đã có trong tay bạn, giờ bạn chỉ việc bắt tay vào nấu nướng và lên món.

Đợi mổ xong là muộn

Thói quen của chúng ta, ốm thì mới nghỉ, mệt thì mới chăm. Và theo lề lối đó, mổ thì mới cần săn sóc dinh dưỡng. Những tưởng đó là điều đúng. Song thực ra lại rất không đúng.

Ngày thứ 8 sau mổ trở đi, bạn có thể cho ăn dần bình thường

Nếu đợi mổ xong chúng ta mới thiết lập chế độ dinh dưỡng thì có thể được coi là quá muộn. Chúng ta khoan hãy tìm hiểu tại sao lại quá muộn, chúng tôi, trong khuôn khổ bài viết này, muốn nhấn mạnh ở điểm: bạn cần thiết lập chăm sóc dinh dưỡng từ khi trước mổ mới gọi là một chế độ dinh dưỡng phẫu thuật hoàn hảo.

Chăm sóc dinh dưỡng trước mổ mấy ngày sẽ phụ thuộc vào tính chất bệnh lý (nặng hay nhẹ), tính chất cuộc mổ (đơn giản hay phức tạp, mất nhiều máu hay mất ít máu), tình trạng dinh dưỡng của người bệnh (thiếu, thừa hay đủ). Thời điểm bắt đầu và số ngày dinh dưỡng trước mổ cần phải căn cứ vào các yếu tố trên.

Theo đó, nếu như người thân của bạn có bệnh cần phải mổ nhưng có thể trì hoãn được, không phải mổ cấp cứu, bạn có thể tiến hành chăm sóc dinh dưỡng theo ý định. Mức độ dinh dưỡng của người thân ở mức độ trung bình, bạn có thể tiến hành chăm sóc trước mổ chừng 3 ngày. Thời gian này đủ tạo ra kho dự trữ dùng đủ 1 ngày và tạo ra lượng kháng thể dùng đủ trong 2 ngày sau mổ. Đối với mức độ thiếu hụt nặng hoặc cơ thể suy kiệt, tuyệt đối không vội vàng đi mổ bởi sự hồi phục là vô cùng khó khăn. Bạn cần phối hợp với bác sĩ, tiến hành chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt trước mổ từ 7 - 10 ngày với những người này. Thời gian 7 - 10 ngày đủ cho người bệnh vực dậy sức khỏe, tổng hợp đủ lượng kháng thể cần thiết đủ dùng 1 ngày sau mổ.

Nếu các cuộc mổ tối khẩn cấp, chúng ta phải bổ sung dinh dưỡng bằng con đường truyền dịch. Đó là một sự lựa chọn mang tính chất phòng vệ khôn ngoan. Khối lượng dịch truyền thế nào, bao nhiêu, bác sĩ của bạn sẽ quyết định thay cho bạn. Việc của bạn chỉ là chăm người bệnh và quan sát dịch truyền mà thôi.

Trong việc thiết kế chế độ ăn cho người bệnh sau mổ, bạn cần chú ý, với các cuộc mổ can thiệp vào vùng bụng, tuyệt đối không cho ăn uống bất cứ thứ gì trong ngày 1, 2 sau mổ. Chỉ khi nào bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu hồi phục đường ruột bạn mới bắt đầu cho ăn.

Mức độ lớn của bữa ăn, khối lượng thực phẩm, dạng chế biến thực phẩm khác nhau từng ngày trong những ngày sau mổ, không ngày nào giống ngày nào.

Ngày 1, 2 sau mổ, đường ruột chưa hồi phục, dinh dưỡng ăn vào là không. Dinh dưỡng lúc này chủ yếu qua đường dịch truyền.

Từ ngày 3 sau mổ (có thể muộn hơn với một số người bệnh yếu và người già), bắt đầu cho ăn.

Ngày 3 sau mổ bắt đầu chế độ ăn khởi động ruột. Tổng lượng năng lượng không vượt quá 500kcal và lượng đạm phải đảm bảo ít nhất được 1,0g/kg cân nặng. Chúng tôi quan tâm tới đạm nhiều hơn vì đạm thực sự có giá trị lúc này. Ngày này ăn lỏng hoàn toàn.

Ngày 4, 5 sau mổ thực hiện chế độ ăn chuyển tiếp thứ nhất. Tức là tập cho ruột làm quen với thức ăn rắn. Tổng lượng dinh dưỡng đưa vào chỉ khoảng 700 - 1.000 kcal. Lượng đạm phải đảm bảo mức 1,2 g/kg/ngày. Thức ăn được chế biến dưới dạng cháo loãng hoặc súp đặc.

Ngày 6, 7 sau mổ, thực hiện chế độ ăn chuyển tiếp thứ hai, tức là tập dần ruột về bình thường. Tổng lượng dinh dưỡng phải đạt 1.200kcal, trong đó đạm phải đảm bảo 1,2g/kg/ngày. Thức ăn bắt đầu rắn dần. Bạn có thể cho ăn cháo đặc, mì, bún, phở. Chưa ăn cơm.

Ngày thứ 8 sau mổ trở đi, bạn có thể cho ăn dần bình thường, cơm nấu hơi mềm, đừng nấu rắn. Tổng lượng dinh dưỡng đạt 1.800kcal, tương đương với mức ăn của một người lao động văn phòng, đậm độ dinh dưỡng tăng lên, đạm phải đảm bảo ít nhất 15% tổng giá trị khẩu phần.

Chăm sóc dinh dưỡng tốt, bạn sẽ giúp người bệnh có sức bật tốt. Việc liền vết mổ chỉ là ngày 1 ngày 2 mà chúng ta có thể nhìn thấy trước một tươn lai tốt đẹp.

BS. YÊN L M PHÚC

Bệnh nhân ung thư cần ăn gì để chống chọi với tác dụng phụ của hóa trị?

Một chế độ ăn dinh dưỡng có thể giúp bạn chống chọi với việc điều trị và duy trì cân nặng. Dưới đây là những lời khuyên trong chế độ dinh dưỡng giúp bạn có sức khỏe tốt trong quá trình hóa trị:

- Điều quan trọng là cần duy trì nước cho cơ thể. Hãy theo dõi việc hấp thu chất lỏng. Uống nhiều nước để loại bỏ độc tố và các thuốc hóa trị. Ngoài ra, nước dừa có tác dụng tăng cường miễn dịch và giải phóng độc tố rất tốt.

- Chán ăn thường xuất hiện sau đợt hóa trị đầu tiên, vì vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cảm giác thèm ăn. Cách tốt hơn là bạn nên ăn những thức ăn mềm vì chúng không chỉ dễ nhai mà còn dễ tiêu hóa.

- Bạn cần protein để phục hồi các tế bào bị tổn thương, vì vậy rõ ràng bạn cần ăn nhiều hơn bình thường trong các đợt hóa trị. Hãy dùng các thực phẩm từ sữa để nhận lượng protein cần thiết. Tuy nhiên, nhớ là cần tránh các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bạn cũng có thể nấu súp gà hoặc cho thêm trứng -vào súp.

- Vì hệ miễn dịch của bạn lúc này yếu, nên tốt nhất là tránh những thực phẩm sống. Không ăn tương ớt hoặc sa lát. Chỉ ăn những thực phẩm đã nấu chín tại nhà.

- Chuối và lê rất tốt khi bạn bị tiêu chảy. Quả đào có thể là lựa chọn tốt nếu bạn bị khô miệng hoặc họng. Ngoài ra ăn nhiều quả mọng vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nên rửa hoa quả đúng cách để tránh bị nhiễm vi khuẩn và tránh ăn hoa quả cả vỏ.

- Ăn rau sẫm màu vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Củ cải đỏ, củ cải đường, cải xoăn là lựa chọn tốt.

- Ăn một nắm hạt mỗi ngày. Quả óc chó và hạnh nhân là nguồn phong phú chất sắt sẽ giúp đánh bại bệnh thiếu máu.

- Uống nhiều trà xanh vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa.

- Uống một ly nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Chúng chứa chlorophyll giúp sản sinh haemoglobin .

BS Cẩm Tú

(Theo THS)